Vật liệu Cung liên hợp

Một loại gỗ dùng để chế tác cánh cungThớ gỗ trên vật liệu làm cung liên hợp

Những loại gỗ làm cánh cung thường là những vât liệu dẻo và có sức đàn hồi cao. Các loại gỗ dùng để làm cánh cung là là gỗ chá (Cudrania tricuspidata) họ hàng với cây dâu, gỗ ý, gỗ yểm (dâu núi), gỗ cam, mộc qua (Chaenomeles lagenar), gỗ kinh (mận gai) và tre. Gỗ cũng phải kiếm loại gỗ già, gõ nghe kêu, màu sậm và không gần gốc, không có mấu, thớ phải thẳng. Gỗ phải cắt vào mùa đông khi cây đang thu liễm khí lực, chắc hơn vào mùa xuân, mùa hạ khi cây đang tăng trưởng, thực tế cung chỉ chế tạo bằng tre già, thường được cắt vào mùa đông sẽ đỡ bị mối mọt. Cánh cung phải được cưa dọc theo thớ gỗ, những đoạn vướng mắt phải bào nhẵn, uốn bằng cách hơ trên lửa nhưng không để lửa quá già. Cung uốn và tẩm luyện đúng các sẽ rất dẻo dai, giương lên thì cong vòng nhưng khi tháo dây ra thì sẽ ngược trở lại như cũ.

Sừng thú phải được cưa vào mùa thu, lúc đó sau mùa hè, thú vật no đủ, sừng chắc và phải thẳng, tránh loại sừng xoắn hay cong quẹo, những con vật ốm yếu không thể lấy sừng vì hay bị rỗng và thớ không săn, cũng phân biệt sừng gần xương đầu thì dẻo và mỗi đoạn sừng lại dùng vào một mục đích, tùy theo màu sắc mà có cá tính khác biệt, sừng phải đủ mềm để khỏi bị xước nhưng lại cũng cần đủ cứng để khi giương cung có thêm lực. Keo xương gắn cung phải đỏ và để lâu năm cho thấm vào các thớ gỗ, mỗi loại da thú cho một loại keo khác màu và chỉ dùng da một số loài vật để gắn cung. Gân cần những sợi dài, tước ra thành sợi rồi gắn vào cánh cung bằng keo, gân thường lấy dọc theo xương sống con bò, mỗi con có thể có được đến ba mươi lượng gân, phơi khô rồi mới tước nhỏ thành sợi, người du mục dùng làm dây cung nhưng người Hán chỉ dùng để tăng cường lực bắn của cánh cung.

Cũng như thanh kiếm, chế tạo một cây cung tốt đòi hỏi sự khéo léo và kỹ lưỡng mà người chuyên môn bảo là đạt được tam quân (ba thứ quân bình) và cửu hòa (chín sự hòa phối). Cung tốt cần sáu tiêu chuẩn là nhỏ nhưng mạnh, chắc chắn do thợ lành nghề chế tạo, không yếu đi khi dùng lâu, trời nóng trời lạnh cũng không thay đổi, dây cung bật lên tiếng thanh, cung căng cứng và thẳng thắn. Sau khi hoàn thành người ta treo cung lên cao, thường là trong bếp để cho những chất keo thấm vào thớ gỗ từ nửa tháng cho tới hai tháng, khi hong khô xong mới đem xuống đánh bóng, trét thêm keo hay sơn.

Dây cung làm bằng tơ tằm, chập hai chục sợi làm lõi, sau đó mới dùng dây quấn chung quanh như dây đàn, chia thành ba khúc cách quãng nhau để khi không dùng đến thì gấp lại tiện việc cất giữ. Nơi dây cung dùng dể tra vào mũi tên người ta còn dùng da bò hay gỗ mềm dán vào gọi là điếm huyền (lót dây cung) để dây cung bật vào thân cung không bị hư. Nhiều nơi, dây cung thường làm bằng ruột thú vật phơi khô và sao tẩm. Người ta dùng ruột cừu, ruột dê, ruột hươu, ruột mèo làm dây cung. Cũng có khi người ta dùng dây gai bện lại nhưng phải dùng một loại lá cây thoa lên cho các sợi gai tết lại với nhau. Những cung thủ Mông Cổkỵ binh thường mang theo một hay nhiều bộ dây để phòng bị. Cánh cung liên hợp với quá trình chế tác tinh xảo trở thành một sản phẩm phức tạp, kỹ thuật cao, việc bảo trì cũng chi tiết, xạ thủ không thể để cung bị ướt hay ở nơi ẩm thấp, cũng không được hơ trên lửa cho khô.